Kim luồn tĩnh mạch là gì?
Kim luồn tĩnh mạch là dụng cụ y tế đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dịch, nước hoặc thuốc vào tĩnh mạch cho bệnh nhân. Sản phẩm giúp hạn chế tối đa tình trạng lệch vỡ ven, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số trường hợp chỉ định sử dụng kim luồn tĩnh mạch:
- Mất nước nặng: Do sốt cao, tiêu chảy, nôn ói, bỏng nặng,... khiến cơ thể mất nhiều nước và điện giải, không thể bù lại bằng đường uống.
- Yếu sức, suy dinh dưỡng: Người bệnh bị suy nhược cơ thể, thiếu hụt vitamin, khoáng chất trầm trọng, không thể hấp thu dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
- Chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật: Truyền dịch giúp cung cấp nước, điện giải và các chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
- Điều trị một số bệnh lý: Truyền dung dịch chứa thuốc điều trị trực tiếp vào máu, giúp tăng hiệu quả điều trị một số bệnh lý như ung thư, nhiễm trùng nặng,...
Kim luồn tĩnh mạch là thiết bị y tế hỗ trợ quá trình truyền dịch, được thiết kế đặc biệt để hạn chế tối đa các biến chứng thường gặp khi truyền dịch vào tĩnh mạch cho bệnh nhân.
Thông số kỹ thuật:
- Kim được tiệt trùng bằng khí Ethylene Oxide đảm bảo được an toàn cho bệnh nhân.
- Thời hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày sản xuất.
- Ống thông được làm từ chất liệu FEP/PU/PTFE/ETFE, không độc hại, không chứa DEHP, giúp bảo vệ kim không bị gãy gập trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Kim tiêm được trang bị đường cản quang giúp người dùng dễ dàng theo dõi dòng chảy của thuốc khi tiêm.
- Cánh nhựa mềm dẻo của sản phẩm cho phép đặt được ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cổ, bẹn, cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, trán...
- Van điều khiển dễ dàng đóng/mở giúp việc tiêm thuốc được duy trì đều đặn.
- Ống nhựa bảo vệ bao ngoài giúp phòng ngừa các tai nạn nguy hiểm do kim tiêm gây ra.
Cách sử dụng kim luồn tĩnh mạch:
Đầu tiên, nên lựa chọn tĩnh mạch phù hợp, tĩnh mạch nổi ít và di động (có thể chọn tay không thuận của bệnh nhân). Sát khuẩn vị trí đặt kim 2 lần bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp. Chờ 30 giây sau khi sát khuẩn để dung dịch có thời gian phát huy tác dụng trước khi tiến hành kỹ thuật.
Tiếp theo, sử dụng ngón trỏ và ngón cái của tay thuận để cầm đốc kim. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón cái của tay còn lại để căng da tại vị trí dự định đâm kim. Cầm kim theo tư thế ngửa mũi vát, đưa kim vào tĩnh mạch theo góc 30 độ so với bề mặt da. Khi thấy máu trào ra, hạ thấp kim song song với mặt da và đẩy kim vào sâu thêm khoảng 0,3 cm. Tiếp tục thao tác đẩy catheter vào lòng tĩnh mạch. Cuối cùng, đặt ngón tay giữa lên đầu mũi catheter để cố định, đồng thời giữ đốc kim bằng ngón trỏ.
Sau khi hoàn thành thao tác luồn kim, cần cố định kim luồn catheter chắc chắn bằng băng dính y tế chuyên dụng để đảm bảo kim không bị xê dịch trong quá trình truyền dịch. Có thể sử dụng kim luồn kết hợp với khóa ba chạc và dây truyền dịch để truyền dịch hiệu quả và an toàn hơn.
Mời quý vị liên hệ tới DSC Medical Việt Nam theo số: 0862 637 638 để nhận báo giá và thông tin về sản phẩm.