Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một rối loạn mãn tính có những thuộc tính sau: tăng glucose máu kết hợp với bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipide và thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch.
Tiểu đường có các thể bệnh khác nhau, thường gặp nhất là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2, ngoài ra còn có đái tháo đường thai kì và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường do các nguyên nhân khác.
Insulin là gì?
Insulin là một hormone do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Insulin có trọng lượng phân tử khoảng 5808 Dalton và được cấu trúc bởi 2 chuỗi polypeptide A và B.
Tác dụng của insulin là gì?
Insulin là hormone duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Hiệu quả này do tác dụng của insuin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể.
Mối quan hệ của insulin và bệnh tiểu đường
Insulin có mối quan hệ mật thiết với bệnh tiểu đường. Với trường hợp tiểu đường type 1, tuyến tụy mất khả năng sản sinh insulin hoặc sản sinh rất ít, không đáng kể. Không có sự trợ giúp của insulin, tế bào cũng ngừng hấp thụ glucose và lượng glucose trong máu cứ thế tăng lên không ngừng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngược lại, với người bị tiểu đường type 2 vẫn sản sinh insulin như thường, tuy nhiên cơ thể người bệnh mất khả năng sử dụng insulin để chuyến hóa glucose thành năng lượng cho tế bào. Để ứng phó, tuyến tụy lại càng sản sinh ra nhiều insulin hơn nhưng vẫn không thể điều hòa lượng glucose trong máu. Về lâu dài, sự mất cân bằng này sẽ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể.
Nhằm cải thiện tình hình, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm bổ sung các dạng insulin khác nhau và đưa mức glucose trong máu về ngưỡng an toàn. Không được tự ý tiêm insulin khi chưa có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Điều trị tiểu đường với insulin
Tiêm insulin là phương pháp điều trị bắt buộc với người bị tiểu đường type 1. Khi được bổ sung lượng insulin cần thiết, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, lạc quan. Riêng với người tiểu đường type 2 và đái tháo đường trong thai kì thì phải tiêm insulin theo chỉ định và chẩn đoán của bác sĩ.
Vai trò của insulin trong kiểm soát đường máu ở bệnh nhân tiểu đường
- Tái cung cấp lượng insulin phù hợp với mức bài tiết insulin sinh lý của cơ thể
- Một số người bị tiểu đường không thể dùng thuốc uống như tiểu đường thai kì, tiểu đường type 2 đang mắc các bệnh cấp tính thì dùng insulin để kiểm soát đường máu.
Insulin có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cách tốt nhất để điều trì bệnh tiểu đường là thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để kiểm soát bệnh tiểu đường. Phương Đông là đơn vị cung cấp các dòng máy xét nghiệm HbA1c đến từ Biorad, giúp kiểm soát và theo dõi bệnh tiểu đường hiệu quả. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.